
Những ngày gần đây, dịch covid lại trở lại và có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ. Nước ta phải đối diện với một đại dịch mang tầm cỡ toàn cầu. Và để có thể dập dịch đang là một vấn đề cực kì nan giải mà nhà nước nhân dân ta nói riêng và toàn thể xã hội nói chung đang phải đối mặt. Đứng trước tình trạng đó, mỗi người chúng ta cần tự có ý thức bảo vệ bản thân phòng ngừa dịch bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bảo vệ bản thân cũng chính là cho tay bảo vệ những người xung quanh. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn những bài thuốc có tác dụng giải nhiệt và tăng đề kháng cho cơ thể trong đông y nhé!
Mục lục
Thời tiết nóng bức nên ăn gì?
Trong giai đoạn bùng nổ của đại dịch covid-19 trên toàn cầu thì tuân thủ phòng dịch đồng thời giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Cùng với nâng cao thể trạng và dự phòng bệnh tật quan trọng hơn bao giờ hết. Thời tiết nóng bức và ẩm thấp, quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong. Các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hoà thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập. Vì vậy để dự phòng bệnh tật cần chú ý về vấn đề ăn uống. Dùng đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp:
Dùng dưa hấu, dưa chuột, dưa gang, dưa bở, dưa lê, cam, quýt, chuối tiêu, trám, mướp đắng, mướp, bầu, bí đao, củ cải, súp lơ, rau đay, mùng tơi, rau dền, củ đậu, mã thầy, ngó sen, cà chua, đậu xanh, đậu đen, bạch biển đậu, xích tiểu đậu, cháo ngũ đậu, cháo ý dĩ, cháo đậu xanh, cháo biển đậu, cháo lá sen, trà nhân trần, trà hoa cúc, trà nụ hoặc lá vối, trà actiso, trà khổ qua…
Khi mồ hôi ra nhiều phải chú ý bổ sung đủ lượng nước đã mất. Có thể bổ sung bằng đường ăn uống. Hãy trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh nhiệt. Chúng giúp dưỡng âm, sinh tân chỉ khát. Gồm có thạch đen, chè đậu đen, trà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước ép mã thầy, nước mơ, nước mận, nước dâu, nước mía, trà bát bảo, trà sắn dây…
Tránh làm tổn thương tỳ vị
Tỳ Vị được ví như một ông quan trông coi quản lý lương thực. Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có. Thiên Linh Lan bí điển luận viết: “Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên”. Thiên Ngũ vị, Linh khu nhấn mạnh thêm: “Lục phủ, ngũ Tạng giai bẩm khí vu Vị”. Về mối quan hệ giữa Tỳ Vị, thiên Quyết luận, Tố vấn nói: “Tỳ chủ vi Vị, hành kỳ tân dịch”, và được Trình Hạnh Hiên giải thích là đồ ăn uống vào Vị nhờ Tỳ khí hấp dẫn giúp sức cho Vị làm việc, tinh hoa ở lại, cặn bã ra ngoài.
Mùa nóng ngoài việc thanh nhiệt giải thử và dưỡng âm. Ăn uống trong mùa hạ nóng bức còn phải hết sức chú ý tránh làm thương tổn tỳ vị. Vậy nên, các thực phẩm có công dụng tỉnh tỳ, kiện tỳ hoá thấp, giải thử. Việc giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị cũng nên được trọng dụng. Ví như các loại cháo chế từ đậu xanh, đậu cô ve, bạch biển đậu, ý dĩ, hạt sen, củ mài…; các loại trà hoắc hương, trà nụ vối, trà hương nhu, trà lá sen, trà actiso, trà nhân trần…
Nên chú ý dùng thêm các đồ ăn thức uống có vị chua ngọt, cay thơm để nhằm mục đích khai vị. Kèm theo đó là kích thích cảm giác thèm ăn. Như các loại canh chua chế từ quả sấu, me, khế, quả dọc, tai chua, quả chay, chua me đất hoa vàng… và các loại nước cam, nước chanh, nước mơ, nước sấu…
Xuân hạ dưỡng dương
Đông y có một quan điểm hết sức độc đáo, đó là “xuân hạ dưỡng dương”: Mùa hạ việc chọn dùng một số đồ ăn thức uống có tính ôn bổ cũng là rất cần thiết. Đặc biệt đối với những người có bệnh mạn tính. Thể chất họ vốn suy nhược do dương khí kém. Ví như, các loại nấm (nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương, nấm kim châm…), hoài sơn, hạt sen, tổ yến, phấn hoa, sữa ong chúa, trà linh chi, đông trùng hạ thảo hầm thịt vịt, ba ba hầm chuối đậu…
Mùa hạ tuy nóng nực, dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử. Nhưng vẫn cần lấy ôn ấm làm chính để trợ giúp khí dương. Bởi vì, các nhà dưỡng sinh Đông y cho rằng mùa hạ tuy dương khí vượng thịnh bên ngoài. Nhưng khí âm lại tiềm ẩn bên trong cơ thể. Vậy nên “trời tuy nóng chớ tham mát, dưa tuy ngon chớ ăn nhiều”. Nếu không biết giữ gìn dương khí trong mùa hạ thì mùa đông sẽ mắc nhiều bệnh tật. Phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí, trừ khử âm hàn. Có như vậy mới gọi là phòng bệnh triệt để.
Những bài thuốc cổ phương giúp thanh nhiệt
- Thanh nhiệt giải độc: những bài thuốc Thanh nhiệt giải độc có tác dụng giải độc, hạ sốt. Dùng trong những trường hợp bệnh ung nhọt, phát ban, nóng sốt, đinh nhọt, nhiệt độc thịnh. Trường hợp nhiệt độc nhập thịnh ở khí phận cần phối hợp thuốc thanh nhiệt tả hỏa; trường hợp ở huyết phận cần phối hợp với thuốc lương huyết giải độc.
- Những vị thuốc thường dùng trong bài thuốc thanh nhiệt giải độc có: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Thạch cao, Liên kiều, Bản lam căn, Thăng ma, Huyền sâm, Bồ công anh, Xuyên sơn giáp.
- Những bài thuốc cổ phương thường dùng có: Phổ tế tiêu độc ẩm, Hoàng liên giải độc thang, Tiêu sang ẩm, Ngũ vị tiêu độc ẩm, Tứ diệu dưỡng âm thang.
- Thanh nhiệt giải thử: là những bài thuốc dùng chữa những bệnh sốt về mùa hè thuộc phạm vi Chứng thử có các triệu chứng chính là: sốt, khát nước, ra mồ hôi, mệt mỏi, mạch hư. Thường là chứng nhiệt kiêm thấp thường kèm theo khí hư.
- Bài thuốc cổ phương thường dùng là: Hương nhu tán, Lục nhất tán, Thanh thử ích khí thang.
Nguồn: suckhoedoisong.vn